Bài tuyên truyền về bệnh Bạch hầu - Uốn ván

Bệnh Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra, bệnh Bạch hầu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng sẽ gây nhiều biến chứng như: viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, trụy tim mạch và dẫn đến tử vong nhanh chóng. Người mắc bệnh chủ yếu là trẻ em chưa tiêm chủng, hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ vắc xin.

Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua các đồ vật mới bị nhiễm các dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh, đây là hình thức lây phổ biến của bệnh. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, ho, khan tiếng, chán ăn, sau 3 ngày xuất hiện giả mạc thành 2 bên họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen; có thể dẫn đến nhiều biến chứng như sưng to cổ, khó thở, rối loạn nhịp tim, khàn tiếng...

Người chưa tiêm vắc xin phòng bệnh Uốn ván - Bạch hầu hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ có nguy cơ cao mắc bệnh.

Để chủ động phòng chống bệnh Uốn ván - Bạch hầu ngành Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Hãy đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh Uốn ván - Bạch hầu ngay khi trẻ đủ 2 tháng tuổi và hoàn thành mũi 5 khi trẻ đủ 7 tuổi trong Tiêm chủng mở rộng và trong chiến dịch tiêm chủng do địa phương tổ chức.

2. Kiểm tra tình trạng tiêm chủng của trẻ, nếu trẻ chưa tiêm đủ 5 mũi vắc xin có chưa thành phần Uốn ván - Bạch hầu, hãy thông báo cho Nhà trường, Trạm Y tế, Tổ dân phố để được bố trí tiêm vắc xin Uốn ván - Bạch hầu (Td).

3. Thường xuyên vệ sinh các nhân, vệ sinh mũi, họng, mắt hàng ngày cho trẻ. Với người lớn trước khi tiếp xúc với trẻ cần vệ sinh bàn tay, thay quần áo...

4. Nơi ở phải được thông thoáng, lưu thông không khí như: mở cửa sổ thường xuyên, có ánh nắng mặt trời chiếu vào, bật quạt để thông thoáng khí...

5. Khi phát hiện trường hợp có triệu chứng như sốt, đau họng, ho, khàn tiếng, khó nuốt, khó thở... gia đình phải thông báo ngay đến Trạm Y tế phường, các cơ sở y tế để được tư vấn, xử trí, điều trị, cách ly kịp thời.

6. Ăn uống đầy đủ chất, dinh dưỡng hợp lý.

“Tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng chống bệnh Uốn ván - Bạch hầu !”

“Hãy đưa trẻ 7 tuổi chưa tiêm đủ 5 mũi vắc xin có chứa thành phần Uốn ván - Bạch hầu đi tiêm vắc xin Uốn ván - Bạch hầu tại các trạm Y tế trên địa bàn”.

Thực hiện: 

Ban VHTT

Nguồn: 

Trạm Y tế phường Mộ Lao

Viết bình luận

Xem thêm tin tức